Các bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị hiệu quả

Cá Koi là một loại cá đẹp nhưng cũng dễ bị mắc phải các bệnh thường gặp như bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, thối đuôi, ký sinh trùng…khiến cá yếu và chết dần đi, người chơi thật sự lo lắng. Nếu biết cách chăm sóc và điều trị hiệu quả, không những trị hết bệnh cho cá mà còn giúp cá sinh trưởng và khỏe đẹp hơn

Cá Koi không chỉ là một giống cá nuôi đơn thuần mà nó còn biểu trưng cho phong thủy của người nuôi nó. Chúng tạo những giá trị tinh thần và kinh tế rất cao nên việc nuôi, chơi cá Koi đang trở nên thịnh hành

Tuy nhiên việc chăm sóc cá Koi không dễ dàng và đơn giản, dễ thích nghi với môi trường sống mới nhưng chúng lại kén chọn môi trường nước và ưa không gian sạch sẽ. 

Cá bị bệnh sẽ khiến cho người nuôi rất lo lắng. Nếu Bạn đang tìm hiểu cá Koi, hay người chơi cá Koi thì bài dưới đây sẽ tổng hợp các loại bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị hiệu quả giúp cá phát triển tốt nhất. 

Sau đây là danh mục các bệnh phổ biến ở cá Koi :

1: Bệnh đốm trắng (White spot disease)
2: Bệnh sùi (Pinecone Disease)
3: Thối đuôi (Treating tail rot )
4: Thối miệng (Mouth Rot)
5: Ký sinh trùng 
6: Nấm (Fungus)
7: Đầu to (SKinny)
8: Lỗ đầu (Hexamita)
9: Sợi trắng trong miệng Koi (Cotton wool)
10: Sán lá (Flukes)
11: Nổ mắt (Pop Eyes)
12: Mắt đục (Cloudy eye)
13: Loét (Ulcers)
14: Bệnh mang  (Gill Maggots )
15: Vẹo cột sống (Bent koi)

1. Bệnh đốm trắng 

Bệnh đốm trắng ở cá Koi

Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị đốm trắng

Đầu và thân cá xuất hiện các đốm trắng. Những đốm này nhanh chóng lan ra toàn thân. Cá thường bất động dưới đáy hoặc ngoi lên mặt nước. Ngoài ra, cá còn có biểu hiện chán ăn, cọ xát cơ thể dưới đáy ao.

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh nấm trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi.

Cách chữa cá Koi bị đốm trắng và cách phòng

Để chữa trị dứt điểm cá Koi bị đốm trắng, bạn có thể làm như sau:

  • Chỉnh nhiệt độ nước lên trên 28 độ C
  • Sử dụng kết hợp Formalin và thuốc sát trùng với liều lượng 30ml Formalin/2g Xanh Methylen/1 tấn nước. Sử dụng hỗn hợp này tắm cho cá trong vòng vài ngày
  • Sử dụng thuốc sát trùng: Dùng 1-2g Xanh Methylen/1 tấn nước và tắm trong vài ngày

Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến cá Koi bị đốm trắng là do môi trường nước không đảm bảo. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh, giữ gìn nước sạch sẽ, đạt chất lượng tốt. Ngoài ra, bổ sung cho cá nhiều thức ăn nhiều dinh dưỡng. Để có nhiều sức đề kháng hơn. 

2. Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị đốm đỏ

  • Các chấm xuất huyết đỏ trên thân cá Koi
  • Vảy rụng từng mảng
  • Cá chán ăn, bơi lờ đờ không linh hoạt
  • Mang cá tái nhợt
  • Mắt lồi xuất huyết

Cá Koi bị bệnh đốm đỏ

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do vi khuẩn hình que Aeromonas Hydrophylla hoặc Pseudomonas gây ra. 
  • Thời gian mắc bệnh: vào khoảng tháng 3-4 âm lịch hoặc tháng 8-9 âm lịch.

Cách chữa bệnh đốm đỏ ở cá Koi

Có thể dùng thuốc KS Koi. Đây là loại thuốc chữa trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi hiệu quả nhất hiện nay. 

Khi phát hiện những con cá Koi mắc bệnh, cần phải cách ly chúng ra để điều trị. Thay nước mới thường xuyên cho bể/hồ. Hòa vôi bột vào nước với liều lượng 2kg/100m2 rồi té khắp ao. Làm liên tục trong vòng 14 ngày. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách đánh muối với Tetracyclin với liều lượng 1 vỉ Tetracyclin+1kg muối/1m3 nước. Đánh muối liên tục trong vòng 3 ngày. Sau 12h nên thay nước.

Việc phòng bệnh cho cá Koi là vô cùng cần thiết. Bạn dùng muối ăn có nồng độ từ 2-3% để tắm cho cá trong vòng 15-30 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc Chlorine hòa với nước. Sau đó phun đều xuống bể/hồ. Nên pha liều lượng 1g/1m3 nước.

3. Bệnh Xù Vảy Dropsy Ở Cá Koi

Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị xù vảy

Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh thường gặp ở cá Koi. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất khi cá mắc bệnh này đó là mắt lồi ra, thân sưng lên và vảy cá nâng lên.

 Ngoài ra, cá Koi cũng ăn ít đi và thường xuyên bơi gần mặt nước, nơi có nhiều oxy

Nguyên nhân gây bệnh:

Tình trạng cá Koi bị xù vảy do 3 nguyên nhân chính gây nên, đó là:

  • Đột ngột sưng: Hiện tượng này xảy ra khi sức đề kháng của cá yếu, bị vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, gây ra tình trạng chảy máu bên trong
  • Chậm sưng: Trong mình cá có khối u dẫn đến thân cá Koi có dấu hiệu bị sưng lên
  • Môi trường nước bẩn: Nước không đảm bảo về nhiệt độ, độ pH, chất lượng kém thì cá cũng sẽ dễ bị bệnh xù vảy. 

Cách chữa bệnh xù vảy ở cá Koi

Để điều trị bệnh xù vảy Dropsy ở cá Koi, chúng ta cần dùng khoảng 6 kg muối hòa với 1m3 nước. Sau đó cho cá vào ngâm 5 phút và thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày.

Hoặc sử dụng một số thuốc như Praziquantel, Melafix, Kanaplex.

4. Bệnh thối đuôi

Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị bệnh thối đuôi

Phần đuôi ở cá Koi bị sưng và viêm, bong tróc. Trường hợp nặng hơn cá có thể bị hoại tử hay thối rữa, gốc vây đuôi ứ máu.

Bên cạnh đó, cá còn có biểu hiện là bơi lờ đờ và ăn ít.

Hiện tượng thối đuôi ở cá Koi

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do vi khuẩn Myxobacteria và nấm mốc gây ra.
  • Cá bị phơi nhiễm nguồn bệnh từ những con cá khác hoặc bể/hồ cá bị bẩn
  • Do chủ nhân nuôi cá quá nhiều. Máy lọc nước không đảm bảo, khiến chất lượng nước kém

Cách chữa bệnh thối đuôi cá Koi

► Sử dụng thuốc đặc trị: 

Sử dụng các loại thuốc trị thối vây cho cá Koi như Tetracycline và  Jungle Fungus Eliminator. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc có tên MelaFix, Maracyn, Waterlife- Myxazin.

Hoặc mua thuốc Oxytetracycline. Lấy khoảng 5-8 viên pha với 100 lít nước. Cá nào bệnh cho vào ngâm 30 phút để khử trùng và diệt vi khuẩn.

► Bạn cũng có thể sử dụng dầu tràm trà để chữa trị. Đây là liệu pháp thay thế cho thuốc. 

Theo đó, bạn có thể nhỏ từ 1 đến 2 giọt dầu tràm trà vào nước bể cá. Giúp nước được khử trùng và sạch hơn. Để đảm bảo cá không có phản ứng tiêu cực nào thì bạn nên thử nhỏ một chút trước khi sử dụng đúng liều lượng vào ngày hôm sau.

Cách phòng bệnh cá bị thối vây cũng khá đơn giản. Điều đầu tiên cần làm đó là vệ sinh sạch sẽ hồ/bể cá. Bởi lẽ, cá Koi là loài cá ưa sạch sẽ. 

5. Bệnh lở loét ở cá Koi

Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị bệnh lở loét

Những chú cá tinh nghịch có thể va chạm và vết thương bị nhiễm khuẩn. Khi nhiễm bệnh, cá sẽ bị xuất huyết cục bộ và tổn thương lở loét bên ngoài

Ngoài ra, lở loét trên cơ thể của cá có thể gây ra tình trạng mất cân bằng áp suất thẩm thấu. Từ đó, dẫn đến thận bị hư hại và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm để điều trị.


Cá Koi bị bệnh lở loét

Nguyên nhân gây bệnh:

Cá Koi bị nhiễm khuẩn ăn vây, lở loét đó chính là do một số vi khuẩn gây nên. Đặc biệt là dòng vi khuẩn Pseudomonas và Aeromonas.

Cách chữa bệnh lở loét ở cá Koi

Hiện nay, nhiều người vẫn sử dụng kháng sinh để trị bệnh nhiễm khuẩn ở cá Koi. Bởi lẽ, đây là bệnh lý về nhiễm khuẩn nên hướng điều trị tốt nhất vẫn là dùng kháng sinh. Trong đó có thể kế đến một số thuốc Gelatin, Elbagin Nhật, thuốc tím hoặc Povidone.

Nếu bệnh đang ở thể nhẹ, có thể bắt cá lên và cạo sạch phần bị loét. Sau đó bôi thuốc Povidone hoặc thuốc tím để sát trùng. Nên duy trì sát trùng mỗi ngày 1 lần cho đến khi cá hết bị loét. Có thể ngừng bôi thuốc đến khi vết thương lên da non và lành lại.

Trong trường hợp cá bị nhiễm bệnh với số lượng lớn thì có thể dùng thuốc tím ngâm sát trùng cá mỗi ngày. Làm liên tục trong vòng 2-3 ngày để vết thương của cá lành lại.

Nếu bệnh đã trở nặng, có thể dùng kháng sinh Elbagin Nhật. Có thể kết hợp với muối hột có nồng độ 4-5/1000 để cho kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị là từ 3 đến 5 ngày. Liệu lượng dùng có thể xem hướng dẫn được ghi trên chai thuốc.