Thuốc tím - Kẻ thù của ký sinh trùng gây bệnh cho cá Koi

Thuốc tím là một loại thuốc điều trị bệnh phổ biến và hữu ích cho loài cá, đặc biệt là cá Koi. Là loại thuốc sát trùng mạnh, nó hoạt động chống lại các loại ký sinh trùng đơn bào và sán gây các bệnh về da như vi khuẩn hại, nấm, ký sinh, kể ca mô mang cá

Đàn cá Koi tinh nghịch của Bạn đôi khi mắc phải một số bệnh ngoài da như lở loét, nhiễm nấm nếu không được chữa trị tận gốc bệnh thì vi khuẩn sẽ "tấn công" cá khiến cá chết dần. 

Thuốc tím là một thuốc sát trùng trên da của thủy sản, được sử dụng nhiều trong việc chữa các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da và ký sinh trùng như sán da mang. Tuy công dụng tốt nhưng phải thuốc chữa đúng bệnh mới mang lại hiệu quả. 

Thế nên, SG Drumfiler mong rằng những chia sẻ về thuốc tím và cách sử dụng hiệu quả nhất thuốc tím cho cá Koi dưới đây sẽ giúp ích được cho Bạn.

1. Tìm hiểu chung về thuốc tím

Thuốc tím KMnO4 hay còn gọi là Kali Penmanganat, là một chất rắn vô cơ được ứng dụng nhiều trong công nghiệp sát khuẩn, tẩy trùng. Ứng dụng nhiều nhất là trong lĩnh vực y tế và thực phẩm.

Thuốc tím ở dạng rắn

Ở dạng thường, thuốc tím tồn tại là các tinh thể màu tím đen lấp lánh hoặc ở dạng bột, khi hòa tan trong nước tạo ra dung dịch màu tím hoặc hồng đậm.

  • Thuốc tím có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các thành phần hữu cơ cũng như ký sinh trùng, nấm gây hại trên cá, sát trùng vết thương của cá. 
  • Với giá thành rẻ, dễ tìm, có thể mua ở bất kỳ tiệm hóa chất nào. 
  • Điều trị nhanh các bệnh ngoài da và đặc biệt là sán da, sán mang trên cá Koi

2. Công dụng của thuốc tím đối với cá Koi

Công dụng phổ biến cho cá Koi có thể kể đến như: 

  • Sát trùng, khử khuẩn hồ định kỳ
  • Tiêu diệt triệt để một số vi khuẩn: Nấm, ký sinh trùng,…
  • Xử lý vi khuẩn gây bệnh của hồ cá Koi
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như: nấm , đỏ lở loét , xuất huyết
  • Diệt một số loại tảo và làm trong nước


Thuốc tím chữa bệnh cá Koi

► Một lưu ý dành cho việc sử dụng thuốc tím để tránh lãng phí hoặc dùng không đúng cách, thậm chí có thể bị ngộ độc: 

  • Tính toán lượng KMnO4 cần dùng một cách chính xác để tránh bị lãng phí.
  • Bảo quản thuốc tím ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp hay những nơi có nhiệt độ cao
  • Không dùng chung KMnO4 với những loại thuốc có tính sát trùng như formalin, H2O2, iodine

3. Cách sử dụng thuốc tím dành cho cá Koi hiệu quả

► Cách dùng thuốc tím để diệt khuẩn bể cho cá Koi

Ngày đầu tiên sử dụng thuốc:

Khóa tất cả các vị trí hút mặt, thông đáy, tắt hệ thống bơm nước vào bể lọc. Dùng 1 cái châu riêng cho thuốc tím vào rồi để 1 Gallon nước vào xô hòa tan với thuốc tím.

Tiếp đến là tạt đều quanh khắp hồ, bật Oxy mạnh để cung cấp thêm Oxy cho cá. Theo dõi tình trạng suốt 4-5 giờ nếu thấy nước chuyển sang màu nâu thì thay 20% nước, bật lọc cho chạy bình thường sau đó mỗi ngày thay 20% nước.

Ngày tiếp theo (cách 3 ngày sau): Đánh thuốc tím theo liều lượng như trên và thay 25% nước sạch mỗi ngày. Đánh tương tự như ngày hôm trước.

Ngày cuối cùng: Châm thêm men vi sinh vào cho hồ lọc, cho cá ăn nhưng với liều lượng rất ít. Bởi vì, lúc này vẫn còn tình trạng lạ nước.

Lưu ý: Trong chu kỳ đánh thuốc tím 7 ngày tuyệt đối không được cho cá ăn. Bên cạnh đó, người nuôi có thể sử dụng thay thế thuốc tím bằng thuốc tetracyclin. Thuốc này hiệu quả cũng như thuốc tím.

Hồ cá koi đang được đánh thuốc tím

► Cách dùng thuốc tím để trị nấm cho cá cảnh hoặc cá Koi

Cách dùng: Cứ 1 lít nước bể thì bạn pha với 2mg thuốc tím. Hòa tan lượng thuốc tím với nước tinh khiết/ nước sạch trước khi đổ xuống ao. Bạn phải làm vậy bởi vì thuốc tím có phản ứng oxi hóa rất mạnh. Nếu đổ trực tiếp xuống ao thì nó sẽ phản ứng với các chất hữu cơ khác trong bể trước khi tiếp xúc với cá bị bệnh, làm mất khả năng trị bệnh tốt nhất của thuốc.

Tiếp đến bạn cần theo dõi tình hình của cá trong vòng 5-6 tiếng liên tục. Nếu nước bị ngả sang màu nâu trong vòng chưa đầy 4 giờ thì bạn phải tăng liều lượng thuốc tím thêm 2mg/lít. Và tiếp tục lặp lại quá trình cho đến khi đã thêm tối đa là 6mg. Nếu nước vẫn bị ngã màu nâu thì bạn phải ngừng thêm thuốc tím. Và tiến hành thay nước và làm sạch lại ao hồ để loạt bỏ các chất bẩn.

► Cách sử dụng thuốc tím để trị bệnh sán da, sán mang trên cá Koi

Cá mắc bệnh sán mang

Trước khi thực hiện, chúng ta phải hiểu quy trình đánh thuốc tím phải được theo dõi nghiêm ngặt, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra với đàn cá. Các bước thực hiện đánh thuốc tím phải được thực hiện nhiều nhất 3 lần trong vòng 1 tuần mới có thể diệt tận các vi trùng gây hại. 

Lưu ý: Trong chu kỳ đánh thuốc tím 7 ngày tuyệt đối không được cho cá ăn. 

Ngày 1: Khóa tất cả hút mặt, thống đáy, tắt hệ thống bơm nước và hồ và bể lọc. Liều dùng trị bệnh thông thường là 3,5 - 4g 1 khối nước tạt đều khắp hồ, bật Oxy mnahj để cung cấp thê, Oxy cho cá. Theo dõi trong 3-4g thấy nước chuyển sang màu nâu thì tạt Oxy già (Loại 3% liều 60ml/khối nước) hoặc Vitamin C++ Super Protect (Liều 10g/khối nước) vào khử thuốc tím. Sau đó bật lọc chạy bình thường sau đó mỗi ngày thay 20% nước

Ngày 3 (Cách 2 ngày sau): Đánh thuốc tím theo liều lượng như trên và thay 20% nước mỗi ngày

Ngày 5 (Cách 2 ngày sau): Đánh thuốc tím theo liều lượng như trên và thay 20% nước mỗi ngày

Ngày 7 (Cách 2 ngày sau): Đánh tương tự như những ngày trước. Xong kết thúc quá trình đánh thuốc

Ngày 8: Châm thêm men vi sinh vào hồ lọc, cho cá ăn nhưng với liều lượng rất ít

Trường hợp có bội nhiễm khuẩn: Sau khi hết liệu trình đánh tím hoặc sau 3 liều tím mà phát hiện cá bị lở loét, xuất huyết, mòn vây, đục mắt tức là cá bị bội nhiễm cơ hội. Tham khảo cách xử lý sau

*Lưu ý: Không sử dụng thuốc tím chung với bất cứ hóa chất nào khác. Không cho cá ăn suốt thời gian trị bệnh

5. Những lưu ý khi dùng thuốc tím cho cá koi

Trong quá trình dùng thuốc tím cho cá koi, cần lưu ý những điều sau:

Đối với người thực hiện dùng thuốc tím

  • Với cách dùng thuốc tím cho cá, nó có thể làm bỏng da, mắt và các bộ phận khác của cơ thể và khiến quần áo, da tay của bạn có màu nâu nếu chạm phải.
  • Bởi vậy bạn luôn phải sử dụng đồ bảo hộ an toàn bao gồm găng tay cao su, kính bảo hộ và khẩu trang chống bụi để tránh gây kích ứng đường hô hấp.

Đối với thời gian và liều lượng sử dụng thuốc:

  • Không dùng thuốc tím trong các trường hợp sau: cá đã bị nhiễm khuẩn, bơi chậm, lờ đờ; hồ nước bẩn, nhiều chất hữu cơ, nước đục và nhầy.
  • Không dùng thuốc tím quá 40 phút nếu cá koi vừa được chuyển sang nước mới. Đánh thuốc tím trên 4 giờ chỉ được thực hiện khi cá đã làm quen môi trường nước mới tối thiểu 24 giờ.
  • Chỉ dùng thuốc tím khi hồ cá có máy oxy mạnh bởi cá koi cần rất nhiều oxy trong khi đánh thuốc tím để hô hấp.
  • Quan sát kỹ biểu hiện của cả trong 1 giờ đầu tiên dùng thuốc tím. Nếu cá có biểu hiện khỏe mạnh bình thường, bơi khỏe, lặn sâu, nhảy tốt, tập trung tại chỗ bơm oxy thì cá rất khỏe mạnh. Nếu cá bơi yếu, lờ đờ nổi, thả trôi thì cá đã bị sốc vì quá liều. Lúc này cho ngay oxy già với lượng 60ml/m3.
  • Sau khi dùng thuốc tím cần bổ sung 0.01 – 0.02% muối để dịch nhớt của cá tiết ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về thuốc tím và cách sử dụng thuốc tím cho cá Koi mà SG Drumfilter muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng những ai yêu thích cá và đang nuôi cá Koi sẽ trang bị được cho mình kiến thức chuẩn để trị bệnh cho đàn cá, sống khỏe mạnh và một hồ cá Koi thật đẹp.