Để có được một hồ cá Koi đẹp và đạt tiêu chuẩn, thiết kế và thi công hồ cá là quá trình yêu cầu thực hiện kỹ càng và đạt những tiêu chí riêng mà không phải ai cũng biết. Nếu Bạn đang muốn có một hồ cá Koi tốt nhất, đẹp nhất, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết những tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật cần thiết mà Bạn nên biết.
1. Những tiêu chí cho một hồ cá Koi tiêu chuẩn
1.1 Tiêu chí về hình dáng và kích thước
Hồ cá Koi có rất nhiều hình dáng khác nhau để lựa chọn. Việc lựa chọn hình dáng của hồ cá ra sao sẽ phụ thuộc vào không gian đặt hồ cá rất nhiều. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chung vẫn cần tối thiểu 2 m chiều dài cho một hồ cá để có thể đặt được các hệ thống đi kèm vào trong đó. Chiều rộng của hồ cá tuy không theo quy chuẩn nhất định nhưng theo các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tư vấn thì nên lựa chọn từ 0.8 đến 1m. Chiều sâu của hồ cá cũng là yếu tố cần quan tâm. Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế có thể lựa chọn độ sâu từ 0.6 đến 1.6m.
Sự đa dạng về hình dáng của hồ cá Koi
1.2 Tiêu chí về vị trí
Hồ cá Koi có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau, từ ngoài sân, trong nhà, ngoài trời, sân thượng, trong vườn, ban công đều có thể đặt được hồ cá loại này. Việc lựa chọn vị trí thích hợp của hồ cá ra sao sẽ tùy thuộc vào sở thích, điều kiện kinh tế và không gian của mỗi nơi.
2. Những yêu cầu về kỹ thuật khi thiết kế và thi công
Chăm sóc cá koi không quá khó, nhưng để có một mẫu hồ cá koi đẹp, đàn cá khỏe mạnh, phát triển tốt thì cần phải đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc chuyên nghiệp và hiện đại. Các yêu cầu kỹ thuật quan trọng mà các gia chủ cần quan tâm và lưu ý gồm:
2.1. Kết cấu phần cứng của hồ
Với tính chất là hồ chứa nước và nuôi cá thì kết cấu phần cứng của hồ là điều kiện cần thiết để định hình kiểu dáng. Với kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công hồ cá koi, sân vườn Á Đông tư vấn các gia chủ nên sử dụng kết cấu bằng bê tông cốt thép.
Đây là giải pháp lâu dài, độ ổn định cao, chịu lún, chịu áp lực tốt. Giải pháp kết cấu phần cứng này cần phải được tính toán thật cẩn thận và có phương án chống thấm hiệu quả để có một hồ cá koi đẹp, đẳng cấp.
2.2 Vật liệu đáy và thành hồ
Các vật liệu thông thường từ xưa đến nay vẫn hay dùng ở một số công trình hồ cá koi là sử dụng gạch men, đá ốp lát hoặc mosaic để lót đáy và thành hồ. Quá trình sử dụng trong một thời gian dài sẽ phát sinh bám rêu, cặn, mùi hôi tanh mà hệ thống lọc không thể xử lý hết được. Điều này sẽ làm giảm chất lượng nước, tính thẩm mĩ và sức khỏe của đàn cá koi mà bạn nuôi.
Với sự phát triển và cải tiến công nghệ, ngày nay đã có nhiều loại hỗn hợp phụ gia, sơn chống thấm thế hệ mới. Khi sử dụng vào thi công đáy và thành hồ không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn có độ bền lâu dài. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và bí quyết pha trộn của mỗi đơn vị mà độ bền vật liệu có thể lên đến hơn 20 năm.
Quá trình hoàn thiện thi công chống thấm thành và đáy hồ cá koi nhà chị Bích
2.3 Hệ thống lọc và làm sạch hồ cá
Chức năng của các hệ thống này là đảm bảo cho nước trong hồ luôn trong sạch, hạn chế tối đa cặn bẩn, rêu và không có mùi hôi tanh trong suốt quá trình vận hành. Một hồ cá đạt chuẩn thì hệ thống lọc phải chiếm đến 60% yếu tố làm sạch, còn lại là các bộ phận kỹ thuật khác.
Với hồ cá koi chuyên nghiệp, hệ thống làm sạch cơ bản sẽ bao gồm các thiết bị sau:
– Hệ thống oxy
Oxy cần cho tất cả các sinh vật nói chung và các loại cá koi cũng không ngoại lệ. Lượng oxy cung cấp thêm cho hồ cá sẽ phụ thuộc vào chủng loại, kích thước và số lượng cá nuôi trong hồ.
– Hệ thống hút mặt
Là hệ thống làm sạch bề mặt hồ nước, hút các cặn, rác trên bề mặt. Ngoài ra nó còn hỗ trợ chống tràn, thu lại lại thức ăn dư thừa, chất độc trên bề mặt từ các cơn mưa đầu mùa. Nước hút bề mặt được đưa về ngăn lắng của hồ và hệ thống này đóng vai trò khoảng 10% trong công tác làm sạch nước trong hồ.
– Hệ thống hút đáy
Chức năng chính của hút đáy là thu gom các chất thải của cá koi, rác, cặn lắng đọng ở đáy hồ. Từ đó tạo môi trường nước tốt cho cá koi sinh sống và phát triển. Hệ thống này góp 15% trong công tác làm sạch và xử lý cặn bẩn trong hồ.
– Hệ thống tạo dòng, thổi luồng
Nước sạch được chảy qua hệ thống này sẽ tạo thành dòng chảy đi vào hồ cá. Các dòng chảy sẽ tạo thói quen di chuyển của cá trong hồ, hình thành các điểm bơi, điểm đậu. Không những thế, nó còn giúp hòa tan các dưỡng chất bổ sung cho hồ, cân bằng vi sinh và giúp hệ thống lọc giải quyết tất cả các cặn bẩn trong hồ.
– Hệ thống lọc
Đây là bộ phận quan trọng nhất giúp làm sạch nguồn nước. Chúng có thể bao gồm các thiết bị lọc cơ học, sinh học hoặc hóa học. Mỗi cách sẽ có những ưu điểm riêng và phù hợp với đặc thù của từng loại hồ cá.
– Hệ thống UV
Là giải pháp khử trùng, diệt khuẩn môi trường hồ nước hiệu quả. Hệ thống UV giúp diệt trừ, hạn chế phát triển với các mầm rêu, tảo xanh, và các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh cho cá koi. Hệ thống này thường được lắp cùng hệ thống lọc để phát huy hiệu quả tối đa của tia UV.